- Bà này, bà có nhớ câu chuyện của tôi hồi trẻ không, câu chuyện mà...
Tôi chẳng biết phải kể như nào nữa, nhưng may sao bà cũng đã trả lời đúng vào chuyện tôi muốn nói:
- Ừm, nhớ, cái chuyện ông yêu đơn phương một cô gái dạy văn gì đó đúng không? Sao, có chuyện gì nào?
- Ừ đúng rồi, tôi có cảm giác và suy nghĩ ... rằng... cái Hằng – người yêu thằng Tuấn ý, nó là con gái của cô gái mà tôi yêu đơn phương trước đây bà ạ
Trả lời xong, tôi chỉ biết đứng đực người ra vì chẳng thể làm thêm cái gì nữa, mọi suy nghĩ trong tôi giờ chỉ là về câu chuyện. Như muốn kéo tôi ra khỏi mọi suy nghĩ đang còn dở dang trong đầu, bà ấy vội trả lời dẹp cho những suy nghĩ trong đầu tôi:
- Ôi dào, ông cứ nghĩ lung tung, có hàng trăm người giống nhau trong đời mà ông ơi, với cả cái vùng Đồng Bụt, Đồng Biếc gì đó chẳng nhẽ lại có mỗi mình cô ấy làm giáo viên dạy văn, không thể nào ông ơi...
Chẳng thèm để ý tôi đang đứng ngây ra đó làm gì, vừa làm bếp, bà vừa trả lời như để dập tan mọi hoài nghi trong tôi – về người yêu thằng Tuấn – về cô gái tôi yêu đơn phương hồi trẻ.
- Nhưng nếu đúng vậy thì sao? Theo bà thì thế nào?
- Thế nào là thế nào? Ông này hỏi lạ nhỉ? Thôi đợi thằng Tuấn làm về rồi kể, rồi bảo với nó kêu con bé mai qua nhà mình chơi để...
Bỏ lửng câu nói giữa chừng, bà tiếp tục làm tiếp công việc ở ngoài sân, bỏ lại tôi đứng một mình trong bếp cùng những suy nghĩ, hoài nghi trong đầu. Dù bỏ lửng câu nói nhưng tôi biết ý bà muốn nói điều gì.
- Bà đã ngủ chưa thế? Thằng Tuấn bảo mai nó sẽ kêu con bé qua nhà mình đó, còn tôi vừa đi chuẩn bị những gì cho ngày mai...
Vừa nói tôi vừa móc lại màn để ngủ, nhưng đã mười – hai mươi phút trôi qua mà tôi chẳng thể nào mà chợp mắt lại được. Nói là chuẩn bị cho ngày mai, nhưng thực ra, tôi vừa đi tìm lại những kỉ niệm cũ, những kỉ niệm của hồi còn trẻ gắn với cô ấy, những bức ảnh, rồi cả những bài thơ tôi sáng tác... tất cả chỉ để...
Đang ngồi ngắm lại những bức ảnh của cô ấy hồi còn trẻ, bỗng có tiếng thằng Tuấn và tiếng giày cao gót lọc cọc bước vào. Chỉ cần nghe qua tôi cũng biết tiếng giày cao gót là cái Hằng, bởi trong nhà tôi chẳng ai đi giày cao gót cả. Tôi vội vàng cất đi những bức ảnh vào trong túi áo mình rồi soi lại gương để khuôn mặt trở về vẻ bình thường.
- Thưa bố, Hằng tới rồi bố ạ!
Tôi chỉ ừm một tiếng rồi kêu hai chúng nó ngồi xuống.
- Cháu chào bác, có chuyện gì mà bác gọi cháu sang nhà vậy ạ?
Vẫn giọng nói bình thường, con bé hỏi tôi.
- Hằng à, thực ra hôm nay bác gọi con sang nhà là có chuyện muốn hỏi con..., bác mong rằng con sẽ trả lời và giúp bác....
Gương mặt con bé đã chuyển sang hồi hộp, kể cả trong giọng nói xen lẫn sự tò mò:
- Bác cứ nói đi, cháu nghe, nếu biết được con sẽ trả lời và giúp bác ạ!
- Con... con... con uống nước đi rồi để... để... bác kể...
Sự bối rối thể hiện cả trên gương mặt lẫn cả những hành động của tôi, tôi đưa mắt ra chỗ nào đó như để hồi tưởng lại...
- Đồng Bụt, Ngọc Liệp là quê con nhỉ?
- Vâng ạ!
- Mẹ con là giáo viên dạy văn? Dạy văn cấp mấy vậy?
- Vâng, mẹ con là giáo viên dạy văn cấp hai, nhưng vẫn dạy được cả văn cấp ba bác ạ!
Khuôn mặt tôi nhìn con bé với vẻ mặt bình tĩnh nhất mà tôi có, rồi hỏi lại những câu hỏi đó như muốn để xác mình lại thêm một lần nữa. Thêm một lần nữa – là những suy nghĩ của tôi đúng...
- Bác biết mẹ con ạ?
Đến lúc này, con bé không những tò mò mà còn cả hoài nghi nữa, tôi biết được khi nhìn thấy gương mặt và nghe được giọng nói của nó. Một giọng nói nhỏ nhẹ và chậm rãi.
- Có thể là bác biết mẹ con, có phải mẹ con hồi còn trẻ đây không?
Vừa nói tôi vừa đưa những tấm ảnh cũ từ trong túi áo tôi cho con bé xem, những bức ảnh mà khi xưa tôi vẫn hay để trong ví của mình. Tuy đã bị nhuốm màu của thời gian nhưng gương mặt cô gái đó vẫn còn rõ nét như ngày nào.
Nhìn những tấm ảnh cũ của tôi đưa ra, con bé vừa ngạc nhiên gật đầu, vừa nói vâng trả lời tôi:
- Vâng đúng rồi bác ạ! Sao bác lại có được những tấm ảnh này ạ?
Con bé hỏi tôi trong sự ngỡ ngàng từ giọng nói tới khuôn mặt, tất cả chỉ như muốn biết câu trả lời từ tôi vậy. Đặt những tấm ảnh xuống bàn, tôi nhìn con bé nhưng không trả lời:
- Mẹ con tên là Nguyễn Thị Hà, sinh ngày 19 tháng 10 năm 1994 phải không?
Có lẽ phải đến lần thứ tư con bé nó hỏi tôi, nhưng mỗi lần mỗi khác và lần này là trong sự ngỡ ngàng và sửng sốt:
- Cả ngày tháng năm sinh và cả họ tên mà bác cũng biết ư? Vậy có phải bác là... bác là... là...
-...Là người yêu đơn phương mẹ con hồi trẻ... – tôi thốt lên trả lời như không muốn con bé suy nghĩ thêm về mình.
Vừa nói, tôi vừa gật đầu như để xác minh là đúng, những gì con bé hỏi tôi từ nãy tới giờ. Căn phòng trở nên tĩnh lặng hơn bao giờ hết, tuy ngồi đó nhưng tôi lạ trở về với những hồi tưởng của tuổi thanh xuân, còn con bé thì xem đi xem lại những bức ảnh cũ nhèm của tôi về mẹ nó.
- Con có nghe mẹ kể nhiều lần, cái hồi mẹ tốt nghiệp cao đẳng sư phạm có một bác nhà thơ yêu đơn phương mẹ con và đã viết cho mẹ con bài thơ, nhưng con chỉ nhớ được một khổ nhỏ trong bài là như này:
Tháng sáu này cô ấy sẽ ra trường
Rồi trở thành người lái đò tri thức
Và trong tôi – luôn chúc em hạnh phúc
Với một người em cảm thấy bình yên
Còn tôi sẽ trở về với trước kia
Trước khi em... một thiên thần tôi biết..."
Bị thức giấc bởi khổ thơ do chính mình sáng tác, khổ thơ đưa tôi về với hiện tại
- Đúng rồi con, bác là người sáng tác khổ thơ này và bài thơ đầy đủ sẽ là
Tháng sáu này cô ấy sẽ ra trường
Đó là lời tôi vẫn thường hay nói
Về cô gái của buổi đầu gặp gỡ
Mà tôi biết chẳng có duyên gặp lại
Nhưng nụ cười với ánh mắt của em
Làm tim tôi say đắm đến bây giờ.
Tháng sau này cô ấy sẽ ra trường
Đó là lời tôi vẫn thường hay nói
Khi nỗi nhớ chẳng có điểm cuối cùng
Và tình yêu dạt dào hơn biển lớn
Để xua tan bao nỗi nhớ về em
Về cô gái tôi yêu là đơn phương
Tháng sáu này cô ấy sẽ ra trường
Đó là lời tôi vẫn thường hay nói
Với chính tôi và chỉ mình tôi biết
Rằng sẽ phải cô quên đi tình này
Với những gì từng coi là mãi mãi
Bởi đơn giản chẳng là gì của nhau
Tháng sau này cô ấy sẽ ra trường
Rồi trở thành người lái đò tri thức
Và trong tôi luôn chúc em hạnh phúc
Với một người em cảm thấy bình yên
Còn tôi sẽ trở về với trước kia
Trước khi em... một thiên thần, tôi biết.
và tên bài thơ là Tháng Sáu Này Cô Ấy Ra Trường, con ạ
Đọc xong bài thơ cũ, tôi chẳng rõ con bé nó hiểu được bao nhiêu, nhưng bài thơ lại dẫn tôi trở về với những kỉ niệm cũ. Căn phòng trở lại với không gian tĩnh lặng, những giọt nước mắt lúc chảy lúc không trong tôi cứ tự nhiên mà có.