"anh luôn mong em hạnh phúc dù người vinh hạnh ấy không phải anh"...
***
Đang tranh thủ chợp mắt trong giờ nghỉ trưa, chợt chuông điện thoại reo. Một số điện thoại bàn lạ hoắc, Thương uể oải nhấc máy:
- Alo! Có phải số điện thoại chị Thương không ạ?
- Vâng, Thương nghe, xin lỗi ai đầu dây?
- Xin lỗi vì phiền chị, tôi gọi từ trung tâm cai nghiện X, theo yêu cầu của học viên tên Quân...
Thương cúp máy, lòng nặng trĩu, cô ngồi thẫn thờ. Cô quyết định nghỉ nửa buổi, xin về sớm. Cô bây giờ như rơi vào mộng mị, cuộc điện thoại lúc trưa đã gợi cho cô nhớ về thời xa xưa, bao nhiêu kỉ niệm cứ tưởng đã ngủ quên, nay như thước phim quay chậm, đưa Thương ngược dòng thời gian trở về miền kí ức của mười năm về trước...
***
Ở vùng quê xa xôi tận cực nam tổ quốc, nơi mà trẻ con học đến hết cấp hai đã là giỏi lắm, nhất là con gái mà học lên đươc đến cấp ba là vinh hạnh cho cả nhà. Thương là một trong những cô gái may mắn được học đến cấp ba, cha mẹ rất tự hào, nên dù khó khăn mấy cũng ráng dành dụm cho Thương học, Thương ý thức được gia cảnh mình từ khi còn rất nhỏ nên cô rất chăm chỉ, năm nào cũng đạt học sinh giỏi, cô cố gắng lấy học bổng, phần nào đỡ đần được cho gia đình, và cô đã không phụ lòng cha mẹ đã kì vọng vào cô.
Cả huyện chỉ có một ngôi trường cấp ba, chỉ có con nhà giàu, hoặc ít nhất cũng có thân thế mới vào học. Bọn con nhà nghèo học biết cái chữ là đủ, thời gian đi làm kiếm tiền sướng hơn đi học. Với bọn trẻ ở vùng đất quanh năm chỉ nghe gió biển mặn đắng, thì học lên đến lớp mười hai dường như là điều gì quá xa sỉ. Gia đình Thương quá bình thường, thậm chí nghèo khó, nhưng Thương vẫn nghiễm nhiên được học, suất học bỗng là phần thưởng xứng đáng cho những nổ lực của Thương.
Thương học chung lớp với Quân. Một anh chàng "công tử" chính hiệu, ba làm giám đốc ngân hàng, mẹ kinh doanh bất động sản. Quân có đầy đủ điều kiện mọi người mơ ước, đúng chất "đẹp trai, nhà giàu, học giỏi". Thành tích học giỏi của Quân chỉ duy trì được hai năm đầu, năm Quân học lớp mười hai thì cha mẹ Quân li dị. Gia đình tan rã, Quân trở nên sa đoạ, sức học giảm sút, có nguy cơ không đủ điều kiện thi tốt nghiệp. Thương đươc phân công ngồi kế kèm kẹp Quân, làm "đôi bạn giúp nhau vượt khó". Ban đầu, Quân tỏ ra ngạo mạn, coi thường Thương ra mặt, luôn tìm cách trêu chọc Thương.
- Thương chắc phải cố gắng lắm mới được vô trường này học nhỉ? Sao không cố gắng đi, lo chuyện bao đồng làm gì?
- Quân nói thì hay, sao Quân không nói thẳng với thầy, giờ nói với Thương thì thay đổi được gì? Con trai đi bắt nạt con gái, hay ho lắm sao? Có giỏi thì học hơn Thương đi rồi nói chuyện. Còn bây giờ, Quân là học sinh cá biệt, thua Thương một cái đầu lận đó.
- Thương!!!! Con gái mà gai góc quá, coi chừng không ai thèm lấy đó.
- Đó là chuyện của Thương, bận tâm quá chi vậy?
- Nhắc nhở Thương nhớ thôi, biết thân biết phận chút đi.- Thương luôn biết mình là ai, chỉ có những người luôn tự huyễn hoặc mình ta đây hơn kẻ khác, trong khi thực tế thì... chỉ sống bám nhờ danh tiếng của cha mẹ mới cần được nhắc nhở thôi. Mà chắc không ai tự nhắc mình đâu nhỉ?
- Thương!!! Được, hãy chờ xem.
Ngày ngày, Quân miệt mài vùi đầu vào sách vở, quyết học hơn Thương, Quân không muốn bị con bé nghèo kiết xác kia xem thường mình như vậy. Họ hẹn nhau học ở nhà Quân mỗi chiều 3,5,7 vì nhà Quân đủ điều kiện hơn. Sau những giờ học, Thương thường đi cào nghêu, hoặc đi bắt ba khía. Có những ngày biển lặng, tờ mờ sáng, Thương ra bãi, tìm mua những giỏ cá tươi và rẻ mang ra chợ bán phụ thêm cho gia đình. Thứ 7 đó, như thường lệ, Thương cũng ra mua cá, đang đi trên bãi biển, xa xa có cánh tay đang chấp chới ngoài khơi. Không suy nghĩ, cô lao ngay xuống biển về phía cánh tay ấy. Phải hì hụp mãi, cô mới lôi được lên bờ thân hình to khỏe, nặng trịch kia. Lật người quay lại, Thương không khỏi bàng hoàng:
- Quân! Sao thế này? Quân! Quân!
Thương nhớ lại những lần tập sơ cấp cứu trong trường. Hai tay cô chắp lại ấn giữa ngực và bụng Quân. 1, 2, 3 rồi Thương hà hơi thổi ngạt. Lúc này, trời dần sang. Nhiều ngư dân cũng thấy và bu quanh rất đông. Ba Thương cũng ra tới, ông liền xốc Quân lên vai chạy vòng vòng. Một lúc sau, miệng Quân ọc ra ngụm nước. Mọi người ai cũng reo mừng. Ở xứ biển, người dân chài đặc biệt to khỏe vạm vỡ, nhưng họ rất chân chất thật thà. Không ai muốn thấy xác người đuối vì biển. Với họ, biển chính là mẹ cho họ nguồn sống, họ luôn mong bà mẹ thiên nhiên hiền hòa với tất cả mọi người, sẽ không cướp đi sinh mạng của ai cả.
Quân nghỉ học 2 ngày, trong khi kì thi học kì cận kề. Thương giúp Quân chép bài học lẫn bài tập. Chiều về, Thương đạp xe qua nhà Quân, giảng lại cho Quân những bài học ban sáng. Dần dà, Quân cảm mến Thương, người con gái trông mảnh khảnh kia, lại ẩn chứa sự mạnh mẽ mà Quân khao khát. Thương không đầy đủ như Quân, nhưng ở Thương luôn dư dả lòng nhân hậu, cô như thiên sứ đã giúp Quân có lại niềm tin trong cuộc sống và lòng chân thành nơi con người. Cũng chínhThương và ba Thương đã cứu Quân thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Trong một lần sốc nổi, Quân chạy ra biển khi trời chưa sáng, vì phải chứng kiến cảnh ba mẹ cãi nhau. Cậu cứ vô thần đi ra xa, đến khi bừng tỉnh đã quá muộn, cũng may có Thương.
- Ngày mai Quân đi học đi, nghỉ hoài làm sao thi đậu được
- Có cô giáo Thương rồi, lo gì?
- Thương chỉ giúp phần nào thôi, cái chính là Quân phải nghe giảng trực tiếp mới hiểu bài sâu. Nếu cứ ỷ vô Thương thì ngày mai Thương không đến nữa.- Thôi được rồi, Quân sẽ đi học nhưng với một điều kiện.
- Điều kiện? Lạ đời nhỉ, học hành là chuyện của Quân, sao lại ra điều kiện với Thương?
- Vì thầy giao Quân cho Thương mà, với lại điều kiện nhỏ thôi, có lợi đôi bên.
- Điều kiện gì?
- Thương vẫn phải họp nhóm với Quân, nhưng Quân sẽ qua đón Thương. Quân cũng sẽ chở Thương đi học, để tối mà không hiểu bài gì, sáng Quân hỏi liền, kẻo quên. Vô lớp không hiểu cô hay thầy kêu thì coi như toi, Ok chứ?
Thương nhìn Quân rồi cau mày khó hiểu,Quân đấy ư? Sao hôm nay lạ đời thế nhỉ? Nhưng cô vẫn chấp nhận. Đi học chung cũng tốt, ít ra cô cũng không sợ bóng tối rình rập những hiểm nguy khi từ nhà Quân về, hoặc đoạn đường vắng vẻ từ nhà tới trường lúc sáng sớm nữa.
Từ "đôi bạn vượt khó", họ trở thành đôi "tiên đồng ngọc nữ". Bằng sự nhiệt tình, lòng chân thành của mình, Thương dần khắc vào tim Quân hình bóng của mình. Quân yêu đời, và Quân yêu Thương. Quân cố gắng học để không bị thua bạn gái, Quân cũng chững chạc hơn sau biến cố cuộc đời. Riêng Thương cũng dần cảm mến Quân, chút xao xuyến thơ ngây dành người bạn trai ga lăng, học giỏi. Đối với Thương, Quân đã không còn ngỗ ngáo nữa, Quân rất nhẹ nhàng và ân cần quan tâm đến Thương. Tình yêu của họ nhẹ nhàng nhưng tha thiết, mang vẻ đẹp trắng trong của mối tình đầu thơ dại.
Năm tháng qua mau, kỳ thi tốt nghiệp cận kề. Ngày ngày, Quân vẫn đèo Thương trên chiếc xe đạp cọc cạch của Thương, chở người yêu đi học,(Thương thích thế). Sau những giờ học căng thẳng, họ cùng nhau dạo biển trong ánh chiều tà. Cứ thế, đều đặn mỗi hoàng hôn xuống lại có đôi bóng nhỏ bên nhau đi dọc bờ biển, như thể chẳng còn điều nào thi vị hơn thế nữa. Đến tối, Quân và Thương cùng ôn bài, cả hai ngày càng tiến bộ trong học tập, cha mẹ Thương biết, ông bà hiểu con gái mình, không quá cổ hữu nên cũng âm thầm tác hợp, cầu mong tương lai tươi sáng cho đôi trẻ.
Ngày có giấy báo trúng tuyển đại học, một lần nữa Thương không phụ lòng cha mẹ khi cô là cô gái duy nhất vào đại học, Quân cũng đậu vào một trường đại học, nhưng anh quyết định đi du học. Xa Thương, Quân không muốn nên yêu cầu Thương theo mình, Thương cũng yêu Quân, nhưng cô còn cha mẹ già, cô có ước mơ sẽ làm giàu vùng quê nghèo khó này, theo Quân cô có một tương lai sáng, nhưng chỉ có riêng cô ở phương trời xa lạ. Ở đây, cô mất Quân, nhưng có cha mẹ, cô có quê hương, cả góc trời yêu thương. Cô tin, nếu yêu nhau thật lòng, thì Quân sẽ quay về.
Ngày tiễn Quân ra sân bay, cả hai người không nói được gì với nhau. Quân nhìn xa xăm, mang trong mình nổi ưu tư. Còn Thương thì đau đáu về tình yêu đẹp sắp tan vỡ. Phút giây bước vào phòng cách ly, Quân hít hơi thật sâu, cố nói vói Thương những lời tận đáy lòng:
- Thương à, Quân đi lần này không biết bao giờ trở lại, nhưng Quân tôn trọng quyết định của Thương.